(Acare VN) Làm thế nào để tăng cường sức khỏe gia cầm khi không sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi gà thịt?
(Acare VN) Làm thế nào để tăng cường sức khỏe gia cầm khi không sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi gà thịt?
Việc loại bỏ kháng sinh trong sự phát triển của gia cầm đang làm cho các bệnh như cầu trùng và viêm ruột hoại tử trở nên phổ biến và nghiêm trọng hơn trong các trang trại gà thịt. Tuy nhiên, có nhiều cách có thể ngăn chặn sự thất thoát lợi nhuận bởi nguyên nhân trên.
Tiến sĩ Charles Hofacre, chủ tịch Southern Poultry Research Group và giáo sư danh dự Đại học Georgia, đã trình bày thành công năm nguyên tắc để chăn nuôi gia cầm không kháng sinh (ABF) như một phần của WATT Global Media’s Feed Strategy Conference, diễn ra vào ngày 13 tháng 2 năm 2019 trong triển lãm international Production & Processing Expo tại Atlanta.
Năm nguyên tắc chính là:
1. Kiểm soát bệnh cầu trùng.
2. Xây dựng khẩu phần thức ăn chăn nuôi thành công phải dựa theo hệ thống ABF và được quản lý đúng cách.
3. Chất lượng nguyên liệu thức ăn phải cao.
4. Vi khuẩn có lợi trong đường ruột phải được duy trì.
5. Giảm áp lực từ vi khuẩn và virus trong đàn nuôi.
1. Kiểm soát bệnh cầu trùng
Hofacre cho biết thực hiện chương trình ABF trong đàn gà choai xuất chuồng đầu tiên là lần thực hiện thành công nhất, nhưng sẽ có nhiều thách thức hơn trong các đàn tiếp theo.
“Trong chuồng nuôi đã có sẵn hệ vi sinh vật và hệ vi khuẩn bacteria, cầu trùng, chúng được thiết lập bởi các loại kháng sinh, các inophores mà trang trại sử dụng” Hoface nói. “ Một khi chúng ta ngừng sử dụng chúng, các vi khuẩn khác nhau sẽ bắt đầu tăng lên nhanh chóng về mặt số lượng. Vì vậy, sự phát triển thành công nhờ sử dụng kháng sinh những năm đầu là có, còn những năm tiếp theo là không”.
Kiểm soát cầu trùng tốt hơn có thể dẫn tới ít trường hợp bị viêm ruột hoại tử (NE). Hofacre cho rằng cần ít nhất 14 ngày trống chuồng giữa các đàn để vi khuẩn và virus chết đi và để cho chất độn chuồng khô. Rắc rối bất đầu khi thời gian trống chuồng giảm xuống.
Hofacre nói rằng sử dụng chất độn chuồng hoàn toàn mới cho mỗi đàn gia cầm mới cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh NE. Khi người nuôi dọn dẹp ra khỏi trại và đưa vào phôi bào mới, chúng có nguy cơ gặp rắc rối với bệnh do Clostridium perfringens gây ra.
Enzyme, prebiotics, probiotics, acid hữu cơ, acid vô cơ, chiết xuất thực vật và kích thích miễn dịch hoặc chất điều biến đều là những giải pháp ngăn chặn NE thành công, nhưng chúng phải có sự kết hợp. Hofacre cho biết sẽ không có một sản phẩm nào thay thế được hoàn toàn kháng sinh, thay vào đó người sử dụng sẽ cần kết hợp các sản phẩm và các sản phẩm kế hợp khác nhau sẽ dễ hoạt động ở những nơi khác nhau.
2. Xây dựng khẩu phần thức ăn chăn nuôi thành công phải dựa theo hệ thống ABF và được quản lý đúng cách.
Mục tiêu của chương trình cho ăn là cho gà ăn chứ không phải cho vi khuẩn ăn. Một chương trình cho ăn tốt sẽ là chìa khóa trong sản xuất ABF. Trong chương trình này, thời gian là quyết định tất cả.
Protein tiêu hóa cao nên được cho ăn sớm trong giai đoạn đầu tiên của gia cầm, nhưng chế độ ăn quá nhiều protein có thế dẫn đến nguy cơ mắc NE cao hơn. Thời gian quyết định thay đổi khẩu phần ăn là rất quan trọng. Không nên thay đổi thức ăn cùng lúc với giải đoạn mà các ví sinh vật và cầu trùng tăng sinh.
“Thay đổi nguồn thức ăn thực hiện dựa trên chương trình kiểm soát cầu trùng” ông nói. “Nếu bạn thực hiện thay đổi nguồn thức ăn của mình thì cùng lúc bạn nhận được thiệt hại tối đa từ cầu trùng, do bạn đã tạo thêm sự căng thằng cho ruột gia cầm. Bạn có thể tạo áp lực lớn lên những con gia cầm để giữ lại Clostridium.
Cần thận trọng để đảm bảo thời gian ngưng thức ăn không xảy ra. Người chăn nuôi không được để gia cầm ăn hết thức ăn. Hofacre cho biết nếu họ cho chúng ăn hết thức ăn, thì chúng sẽ đòi hỏi khi ăn trở lại.
Các chương trình phúc lợi động vật có thể có khả năng mâu thuẫn với việc cho ăn lành mạnh. Khoảng thời gian tối trong chương trình chiếu sáng của trại có thể ngăn quá trình ăn tự nhiên. Nếu khoảng thời gian tối quá dài, một số loài gia cầm có thể bị bỏ lỡ khoảng thời gian bình thường mà chúng nên ăn.
3. Chất lượng nguyên liệu thức ăn phải cao.
Nguyên liệu thức ăn chất lượng tốt cũng rất quan trọng để duy trì sức khỏe đường ruột tốt và do đó sức khỏe đàn tốt.
Hofacre nói: “ Sức khỏe của gia cầm tốt khi sức khỏe đường ruột tốt”.
Nguyên liệu thức ăn kém chất lượng, phụ phẩm của động vật ôi thiu trong thức ăn và nhiễm độc tố Mycotoxin đều có thể góp phần làm tổn hại sức khỏe đường ruột và tổn thương biểu mô ruột.
4. Vi khuẩn có lợi trong đường ruột phải được duy trì
Sức khỏe của gà mái cũng rất quan trọng và không nên bỏ qua. Chất lượng của gà thịt là rất quan trọng đối với sức khỏe đàn gà thịt.
“Chúng tôi tập trung cao độ cho việc sản xuất gà thịt và quên đi những ảnh hưởng của gà mái có thể ảnh hưởng tới hệ vi sinh vật bình thường của gà con” anh nói.
Bảo quản trứng là rất quan trọng trong việc này. Trứng phải sạch. Các hoạt động quản lý chăn nuôi và người quản lý chuồng nuôi nên thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa trứng xuống sàn chuồng.
5. Giảm áp lực từ vi khuẩn và virus trong đàn nuôi
Hofacre cho biết anh ấy thực hiện một các tối giản đối với vaccine để giảm lượng vi khuẩn và virus trên đàn. Khi đối phó với bệnh viêm phế quản truyền nhiễm và vaccine bệnh Newcastle, ông sử dụng vaccine nhẹ nhất có thể. Điều này giúp giảm stress cho hệ thống miễn dịch của gia cầm.
“Chúng ta tạo càng ít stress cho đàn gà trong chương trình (ABF), thì họ sẽ làm những điều tốt nhất” anh nói.
Một chương trình xử lý nước cũng có thể được sử dụng để chống lại virus và vi khuẩn. Điều này bao gồm sự bổ sung nước khử trùng, aspirin, chất làm tan mỡ, kháng khuẩn như tinh dầu thiết yếu và acid béo mạch ngắn và trung bình, các chất kiểm soát cầu trùng như amprolium, saponin và tinh dầu.
Nguồn: Wattagnet
Biên dịch: Acare VN Team
2016 – 2024 ACARE VIETNAM ALL RIGHTS REVERSED