Tác giả: Y Li, W Yang, D Dong, S Jiang, Z Yang, Y Wang
( Acare VN) Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu Lethbridge ở Canada và Đại học Nông nghiệp Sơn Đông ở Trung Quốc đã đánh giá việc sử dụng các nguồn và lượng bổ sung sắt khác nhau trong khẩu phần ăn của lợn nái để xem sự tác động lên lợn con. Mục tiêu là tìm ra cách giải quyết tình trạng thiếu sắt ở lợn con.
Các nhà nghiên cứu cho biết : " Nghiên cứu này có mục đích xác định hàm lượng sắt hữu cơ hoặc vô cơ thích hợp trong khẩu phần ăn của lợn nái bằng cách nghiên cứu tác động của việc bổ sung chất dinh dưỡng vào khẩu phần ăn của lợn nái với các mức độ khác nhau của Fe-Gly [ferrous glycine chelate] và FeSO4.H2O [ferrous sulfate monohydrate] từ ngày 86 của thai kỳ đến ngày 21 của thời kỳ cho con bú đối với tình trạng dinh dưỡng sắt của lợn con mới sinh ".
Nhóm nghiên cứu tìm ra rằng các hình thức bổ sung sắt khác nhau trong khẩu phần ăn của lợn nái mang lại kết quả tốt hơn cho lợn con. Lợn con sinh ra từ lợn nái được bổ sung lượng Fe-Gly đã có khối lượng nội tạng tốt hơn và cho thấy lượng sắt trong gan, lá lách, thận và xương đùi tăng lên.
" Kết quả này cho thấy rằng việc bổ sung Fe-Gly ở mức 110mg/kg trong khẩu phần ăn của lợn nái trong thí nghiệm này tốt hơn hẳn so với các hình thức bổ sung khác, dựa trên nồng độ HGB [hemoglobin], khối lượng tương đối của nội tạng, hàm lượng sắt trong mô và các chỉ số sinh hóa máu của lợn con ".
Nhóm nghiên cứu đã công bố quá trình thí nghiệm của mình trên tạp chí Khoa học Động Vật.
Các nhà nghiên cứu cho biết, sắt là một khoáng chất quan trọng cần thiết cho sự tăng trưởng và sức khỏe của động vật. Tuy nhiên, sự thiếu hụt sắt trong máu là rất phổ biến ở lợn con, bởi vì lượng dự trữ sắt của chúng tại thời điểm mới sinh ra thấp và sữa của lợn nái có ít khoáng sắt.
Nếu không bổ sung sắt, lợn con có thể giảm lượng ăn vào, giảm tốc độ tăng trưởng, tăng nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt và tiêu chảy. Việc bổ sung sắt vô cơ vào khẩu phần ăn cho lợn nái mang thai và lợn đang cho con bú là một việc phổ biến.
Họ cho biết : " Tuy nhiên, sự hấp thụ và hoạt động của sắt vô cơ bị suy giảm do sự đối kháng giữa các nguyên tố vi lượng và nguyên tố đa lượng (Umbreit, 2005). Các nghiên cứu cho thấy rằng các hợp chất sắt kết hợp với phân tử amino axit có ưu điểm về sự ổn định, hiệu quả sinh học cao, lợi ích dinh dưỡng, tác dụng chống stress và giảm bài tiết so với sắt vô cơ ".
Họ cho biết sắt kết hợp với phân tử amino axit hoặc protein để tạo thành một hợp chất có thể mang lại hiệu quả sinh học tốt hơn so với việc sử dụng sắt sunfat (FeSO4). Ferrous glycine chelate (Fe-Gly) là một chất bổ sung sắt được sử dụng trong thực phẩm cho người và trẻ em, có liên quan đến khả năng hấp thụ sắt tốt hơn so với việc sử dụng FeSO4.H2O.
Tuy nhiên, có rất ít thông tin liên quan đến việc sử dụng các mức độ khác nhau của Fe-Gly và FeSO4.H2O để cải thiện tình trạng dinh dưỡng sắt của lợn con mới sinh.
Các nhà nghiên cứu cho biết, trong thử nghiệm cho ăn có 45 con lợn nái đã được cung cấp cho một trong chín khẩu phần ăn trong vòng 28 ngày, bắt đầu từ ngày thứ 86 của thai kỳ đến ngày thứ 21 của thời kỳ cho con bú. Các khẩu phần ăn bao gồm đối chứng không bổ sung sắt, chế độ ăn đó có 50, 80, 110 hoặc 140 mg Fe/kg sử dụng Fe-Gly hoặc cùng mức bổ sung đó sử dụng bằng FeSO4.H2O.
Khẩu phần ăn đối chứng có dạng ngô-lúa mì-khô đậu nành được thiết kế để đáp ứng hoặc vượt quá mức yêu cầu dinh dưỡng theo NRC đối với lợn nái mang thai và cho con bú. Các loại bổ sung sắt được trộn với bột ngô và được thêm vào dưới dạng trộn sẵn.
Lợn con được cân khi mới chào đời và mẫu được lấy tại thời điểm đó để phân tích khối lượng và sức khỏe của tim, gan, lá lách, xương đùi và thận.
Các nhà nghiên cứu đã xác định khối lượng tương đối của nội tạng và lấy mẫu tại thời điểm lợn con chào đời và tại ngày 21 để kiểm tra các tế bào hồng cầu (RBC), nồng độ huyết sắc tố (HGB) và tỉ lệ huyết thanh trong máu (HCT). Các nhà nghiên cứu cũng kiểm tra nồng độ sắt (SI) và tổng khả năng gắn kết sắt (TIBC), cũng như chỉ số nồng độ ferritin trong máu (Fn).
Các nhà nghiên cứu cho biết, nhìn chung lợn con được sinh ra từ lợn nái được bổ sung Fe-Gly hoạt động tốt hơn lợn con từ nhóm đối chứng hoặc những con lợn được bổ sung thay thế. Tuy nhiên, còn cần nhiều thí nghiệm hơn để xác định số lượng FeSO4-H2O thích hợp để thêm vào khẩu phần cho lợn nái và đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của lợn con mới chào đời.
Họ cho biết : " Dựa vào nồng độ HGB của lợn con mới chào đời và khối lượng của nội tạng liên quan, lượng sắt trong tế bào và chỉ số hóa học máu trong việc xác định liều lượng phù hợp của Fe-Gly trong khẩu phần cho lợn mẹ trong nghiên cứu này là 110 mg/kg. Vì khi cơ thể thiếu hụt sắt là một vấn đề phổ biến và gây hại cho lợn con và những kết quả nghiên cứu này có thể được sử dụng để cải thiện hoạt động quản lý trong ngành chăn nuôi lợn ".
So sánh với nhóm đối chứng, lợn con mới sinh ra từ lợn mẹ đã được bổ sung Fe-Gly đã cho thấy khối lượng của lá lách và gan tăng tại thời điểm mới sinh ra. Lợn con cũng có khối lượng nội tạng cao hơn so với những con lợn được sinh ra từ lợn mẹ được bổ sung FeSO4.H2O.
Khối lượng nội tạng tăng dần theo tỉ lệ tuyến tính khi thêm Fe-Gly vào khẩu phần của lợn nái, trừ những trường hợp bổ sung vượt mức tối đa.
Các nhà nghiên cứu cho biết, so với nhóm đối chứng hoặc nhóm được bổ sung FeSo4-H20, nếu số lượng Fe-Gly được thêm vào chế độ ăn của lợn nái tăng, thì số lượng sắt trong gan, tụy, thận và xương chân của lợn con cũng sẽ tăng lên. Không có sự khác biệt lớn giữa lượng sắt tìm thấy trong nội tạng của lợn con nhóm đối chứng hoặc nhóm bổ sung thêm FeSO4-H2O.
Họ cho biết: " Việc tăng dần lượng bổ sung Fe-Gly trong khẩu phần ăn của lợn nái giúp tăng cường hàm lượng sắt trong tim, gan, lá lách, thận và xương đùi của lợn con. Không tìm thấy sự khác biệt đáng kể giữa nhóm 110 mg/kg Fe-Gly và 140 mg/kg Fe-Gly ".
Họ cho biết lợn con sinh ra từ lợn nái được bổ sung Fe-Gly có nồng độ RBC, HGB và HTC cao hơn. Lợn con cũng có nhiều hồng cầu hơn và mức HGB cao hơn so với lợn con từ lợn nái được bổ sung sắt thay thế.
Họ cho biết khi lượng Fe-Gly trong khẩu phần ăn của lợn nái tăng lên, lợn con đã cho thấy nồng độ RBC, HGB và HTC tăng tuyến tính theo một tỉ lệ cố định và tăng gấp đôi khi số lượng Fe-Gly tiếp tục tăng.
Các nhà nghiên cứu cho biết khi so sánh với nhóm đối chứng, lợn con có nhiều nồng độ Fn và SI hơn và TIBC giảm khi lợn nái được bổ sung Fe-Gly. Ở cả hai thời điểm ngày 1 và ngày 21, cả hai chỉ tiêu Fn và Si đều tăng tuyến tính và TIBC giảm tuyến tính đối với lợn con do lợn nái được bổ sung nhiều chất bổ sung hơn vào khẩu phần ăn của chúng, mặc dù kết quả giống nhau đối với những con nhận được lượng bổ sung 110 và 140 mg/kg.
Trong các nhóm lợn con được sinh ra từ lợn nái được bổ sung FeSO4.H2O trong khẩu phần, các nhà nghiên cứu cho biết Fn trong máu của chúng tăng tuyến tính (ngày 21) và TIBC trong máu giảm tuyến tính vào ngày 1 và ngày 21.
Biên dịch: Acare VN Team
Nguồn: feednavigator.com
2016 – 2024 ACARE VIETNAM ALL RIGHTS REVERSED