PHỤ GIA AXIT TANNIC CÓ THỂ GIÚP GIẢM BỆNH VIÊM DA BÀN CHÂN Ở GIA CẦM

Lượt xem 64

Tác giả: Aerin Einstein-Curtis
 

(Acare VN) Các nhà nghiên cứu cho biết, chất phụ gia axit tannic có thể giúp tăng cường sức khoẻ bàn chân cho gia cầm bằng cách giảm tỷ lệ mắc phải và mức độ nghiêm trọng của căn bệnh viêm da bàn chân.

 


Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế từ Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng chất phụ gia axit tannic trong thức ăn để kiểm tra năng suất tăng trưởng và bệnh viêm da bàn chân (FPD) ở gà thịt. Các nhà nghiên cứu đã công bố công trình nghiên cứu của họ trên tạp chí Khoa học Chăn nuôi.

Họ cho biết: “Chúng tôi đã giả định việc bổ sung hàm lượng thấp axit tannic trong khẩu phần, điều này có thể thực sự giúp cải thiện chất lượng lứa đẻ nhằm giảm tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng của chứng FPD bằng cách giảm độ nhớt của thức ăn và tối ưu hóa môi trường ruột trong khẩu phần ăn lúa mạch của gà thịt. Mục tiêu của công trình nghiên cứu này là đánh giá tác dụng của axit tannic trong phòng ngừa bệnh FPD đối với khẩu phần ăn lúa mạch của gà thịt.

Nhóm nghiên cứu cho biết thêm rằng việc bổ sung lúa mạch vào khẩu phần ăn của gia cầm đã làm trầm trọng thêm tình trạng của bệnh FPD, và khẩu phần này còn làm giảm khối lượng cơ thể cũng như lượng ăn vào của gia cầm. Tuy nhiên, kết quả cho thấy việc sử dụng phụ gia axit tannic trong thức ăn đã giúp hạn chế trình trạng mắc phải và mức độ nghiêm trọng của bệnh FPD.

Các nhà nghiên cứu nói rằng: “Cần phải nghiên cứu thêm để hiểu về cơ chế phòng chống bệnh FPD của axit tannic. Việc bổ sung axit tannic trong khẩu phần cho đàn gà thịt thương mại có thể cho thấy tác dụng phòng ngừa FPD của axit tannic.”
 

TẠI SAO CẦN SỬ DỤNG PHỤ GIA AXIT TANNIC?


Các nhà nghiên cứu cho biết, viêm da bàn chân là một căn bệnh hình thành nên những tổn thương hoại tử trên châ gà và bề mặt da chân của gà tây. Bệnh này có thể làm giảm sức khỏe và năng suất ở gà thịt, hạn chế chất lượng của chân gà khi làm thức ăn cho người, gây thiệt hại về kinh tế.

Họ cho biết nguyên nhân chính của bệnh là do chất lượng của chất độn chuồng, hoặc do chất độn chuồng bị ẩm ướt. Tuy nhiên, thành phần của khẩu phần cũng mang lại nhiều rủi ro khác nhau.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết rằng, một số nguyên liệu thức ăn chăn nuôi khác cũng được cho là đóng một vai trò nào đó trong nguyên nhân gây nên bệnh. Họ nói rằng nồng độ NSP hòa tan trong các loại ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch và các loại ngũ cốc khác là cao hơn khi so sánh với bột đậu nành. Nhưng mức NSP trong khẩu phần cao có thể làm tăng độ nhớt của các chất trong ruột, nghĩa là gia cầm có hiện tượng đi ngoài ra phân dính hơn và sự kết dính kéo dài của phân có khả năng gây kích ứng, làm hỏng lớp biểu bì và lớp sừng trên bàn chân.

Các nhà nghiên cứu cho biết, có khả năng là NSP trong lúa mạch có thể gây ra bệnh FPD ở gà thịt, nhưng hàm lượng bao nhiêu trong khẩu phần có thể gây ra bệnh thì vẫn chưa được biết rõ. Các thử nghiệm cho ăn trước đây không cho thấy sự phát triển của bệnh khi 25% khẩu phần là lúa mạch tách vỏ, vì vậy, các nhà nghiên cứu đã sử dụng tỷ lệ 30%.

Họ cho biết các phương pháp khác nhau đã được sử dụng để ngăn ngừa hoặc điều trị FPD ở gà thịt và gà tây. Việc sử dụng các enzym và thay đổi nồng độ natri, biotin, kẽm và methionine đã được thử nghiệm.

Tuy nhiên, những phương pháp đó không thể ngăn ngừa hoàn toàn hoặc cải thiện căn bệnh này mà cần phải có các giải pháp thay thế.

Tannin cũng được phát hiện là một chất kháng dưỡng hạn chế tiêu hóa và làm giảm năng suất tăng trưởng, họ nói. Mặc dù, mức độ an toàn của axit tannic đối với gà thịt chưa rõ ràng, nhưng axit tannic cũng được coi là một chất kích thích tăng trưởng kháng khuẩn tiềm năng khi được sử dụng làm phụ gia thức ăn để kiểm soát dịch bệnh và có khả năng cải thiện năng suất tăng trưởng, độ đặc của phân và chất lượng của chất độn chuồng.

 

PHƯƠNG PHÁP VÀ NGUYÊN LIỆU


Các nhà nghiên cứu cho biết, trong nghiên cứu, có 544 con gà trống thịt được cho ăn một trong một số khẩu phần thử nghiệm trong thời gian 42 ngày. Các khẩu phần bao gồm: khẩu phần ngô-khô dầu đậu nành hoặc khẩu phần với 30% lúa mạch và khẩu phần 0g hoặc 2g / kg axit tannic.

Các nhà nghiên cứu cho biết lượng ăn vào và tăng trọng (BW) của gia cầm đã được ghi nhận, và đã tính được hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR). Những con gà mẫu được thu thập để đánh giá độ nhớt của các chất trong ruột vào các ngày thử nghiệm 14, 28 và 42.

Chất lượng chất độn chuồng được đánh giá về độ pH và độ ẩm khi bắt đầu và kết thúc thử nghiệm, và nó được kiểm tra sự bay hơi amoniac vào ngày 28 và 42, họ cho biết. Tỷ lệ và mức độ nghiêm trọng của FPD đã được ghi nhận vào các ngày 14, 28 và 42 bằng cách sử dụng hệ thống chấm điểm trực quan.

 

KẾT QUẢ


Các nhà nghiên cứu cho biết không có tương tác nào được tìm thấy giữa chất phụ gia axit tannic và khẩu phần được sử dụng. Tuy nhiên, việc đưa lúa mạch vào khẩu phần làm giảm đi trọng lượng cơ thể và lượng ăn vào.

Họ cho biết, khẩu phần lúa mạch cũng làm tăng độ nhớt của chất chứa trong đoạn sau của đường ruột. Và nó làm tăng tỷ lệ và mức độ nghiêm trọng của các tổn thương FPD được tìm thấy vào các ngày 14, 28 và 42.

Các nhà nghiên cứu cho biết thêm, phụ gia axit tannic không làm thay đổi năng suất của gia cầm, độ nhớt trong ruột hoặc chất lượng chất độn chuồng, nhưng nó có xu hướng làm giảm tăng trọng, tăng tỷ lệ chuyển hóa thức ăn và giúp làm bay hơi amoniac.

Tuy nhiên, họ nói rằng, phụ gia axit tannic cũng giúp ngăn chặn sự phát triển tổn thương FPD và giảm tổng số tổn thương FDP được tìm thấy vào cuối quá trình thử nghiệm cho ăn.

Các nhà nghiên cứu cho biết: “Khẩu phần lúa mạch có thể làm tệ đi năng suất tăng trưởng và chất lượng chất độn chuồng, đồng thời làm tă​ng độ nhớt của ruột, làm tăng tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng của FPD ở gà thịt. Việc bổ sung phụ gia axit tannic trong khẩu phần có thể không ảnh hưởng đến năng suất tăng trưởng, độ nhớt của ruột và chất lượng chất độn chuồng. Tuy nhiên, axit tannic có thể làm giảm tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng của FPD ở gà thịt. ”

 

Nguồn: feednavigator.com
Biên dịch: Acare VN Team

Lượt xem 64

2016 – 2024 ACARE VIETNAM ALL RIGHTS REVERSED