QUÁ TRÌNH ÉP VIÊN ẢNH HƯỞNG TỚI CÁC CHẤT PHỤ GIA THỨC ĂN NHƯ THẾ NÀO?

Lượt xem 150

(ACARE) Quá trình ép viên thức ăn là sự kết hợp của 5 yếu tố: Nhiệt độ, hơi nóng, độ ẩm, áp suất và thời gian.


Theo IOANNIS MAVROMICHALIS

(ACARE) Quá trình ép viên thức ăn là sự kết hợp của 5 yếu tố: Nhiệt độ, hơi nóng, độ ẩm, áp suất và thời gian.

Thông thường, viên thức ăn hoàn chỉnh được xử lý bằng nhiệt độ và độ ẩm tối đa 20 phút trước khi ép ở tốc độ cực cao thông qua các lỗ khuôn, khi đó độ ma sát cao nên càng tăng thêm nhiệt độ.

Điều kiện ép viên càng tốt, thì chất lượng viên nén càng cao, về các đặc tính vật lý như độ bền, chiều dài viên và hình dạng viên.

Chúng ta thường ép viên ở nhiệt độ cao, lên đến 90°C để làm giảm các mầm bệnh trong nguyên liệu thức ăn, mặc dù nhiệt độ ép viên thông thường chỉ cần khoảng 60°C.

Việc ép viên này được các nhà sản xuất kì vọng sẽ làm tăng tỷ lệ tiêu hóa của các chất dinh dưỡng lên 5-15%. Tuy nhiên, khi điều kiện ép viên quá mức sẽ có thể mang hiệu quả ngược lại. Ví dụ dễ thấy nhất là sự phá hủy các acid amin tự do, đặc biệt là Lysine khi kết hợp với đường khử tự do – phản ứng hóa nâu nổi tiếng.

Với rất nhiều chất phụ gia được sử dụng trong hầu hết các công thức thức ăn, chúng ta cần xem xét các phản ứng của chúng với điều kiện ép viên thật cẩn thận. Ở đây, chúng tôi sẽ trình bày 6 ví dụ cụ thể.

1. Probiotic

Theo nhiều chuyên gia, lý do đầu tiên của việc sử dụng probiotic trong thức ăn chăn nuôi thất bại, vì các chủng vi khuẩn được chọn lựa đã không sống sót được qua quá trình ép viên. Sự ra đời của các chủng Bacillus đã giải quyết được vấn đề này vì bào tử của chúng có khả năng chịu được các điều kiện ép viên khắc nghiệt. Tuy nhiên, khi nói tới các vi khuẩn sản sinh acid lactic – một nửa còn lại của thị trường probiotic – thì vẫn là một mối lo ngại vì chúng không thể chịu được nhiệt độ cao. Các sản phẩm cụ thể phải có giới hạn trên về nhiệt độ ép viên do nhà cung cấp chỉ định.

2. Enzyme

Enzyme bản chất là protein, và protein rất nhạy cảm với nhiệt. Một khi chúng mất đi trạng thái ban đầu – biến tính – chúng sẽ mất đi các đặc tính cơ bản. Điều này đặc biệt đúng với các enzyme thương mại vì chúng sẽ bị bất hoạt sau khi trải qua nhiệt độ quá cao. Một lần nữa, những cải tiến mới đã được thực hiện trong việc lựa chọn các ezyme có khả năng chịu nhiệt cao hơn (nhưng không phải là không thể phá hủy). Ví dụ, một sản phẩm enzyme phytase sẽ được nhà sản xuất đưa ra cảnh báo enzyme sẽ bắt đầu mất tác dụng ở điều kiện nào. Khi đó, các nhà sản xuất thức ăn có thể điều chỉnh các điều kiện ép viên hoặc sử dụng thêm nhiều enzyme tương tự. Các nhà sản xuất thường đưa ra các biểu đồ cho thấy phản ứng sản phẩm của họ với các điều kiện ép viên bất lợi.

3. Khoáng chất

Các khoáng vô cơ không dễ bị phá hủy, nhưng trong môi trường ẩm, chúng có thể bắt đầu phản ứng với các khoáng khác và thậm chí là một số chất hữu cơ. Ví dụ chính ở đây là sự phản ứng giữa một số khoáng vô cơ và vitamin. Vì vậy việc sử dụng các khoáng hữu cơ là để ngăn chặn sự tương tác không mong muốn này. Tuy nhiên, khoáng hữu cơ có thể bị biến tính một phần trong quá trình ép viên, do đó làm mất đi các lợi ích mà khoáng hữu cơ có thể mang lại cho động vật. 

4. Vitamin

Một số vitamin gần như không thể bị phá hủy, trong khi những loại khác lại dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt. Ví dụ, vitamin C gần như bị phá hủy hoàn toàn trong bất kì các quá trình xử lý nhiệt nào. Đây là lý do tại sao hiện nay loại vitamin này chỉ được sử dụng dạng vi bọc để có thể chịu được nhiệt khi sử dụng. Mỗi loại vitamin có mức chịu nhiệt riêng và premix vitamin cần điều chỉnh cho phù hợp. Việc sử dụng premix vitamin sẽ tránh được việc lãng phí vitamin.

5. Phytogenics

Đây là một chủ đề mới, nhưng chúng ta có thể dễ dàng biết khả năng dễ bay hơi của một số loại tinh dầu. Và một số loại tinh dầu trong hợp chất đã được sử dụng ở trong các sản phẩm thương mại. Khi nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, thì tinh dầu – bao gồm một số hương liệu nặng – sẽ bay hơi nhanh chóng trong quá trình ép viên và sấy khô. Một số nhà sản xuất đã tạo ra một lớp bảo vệ cho sản phẩm của mình. Nhưng câu hỏi được đặt ra về việc liệu sự bảo vệ này có nằm trong giới hạn hoạt động hay không?

6. Amino Acid

Các amino acid sẽ tham gia phản ứng Maillard. Lysine tổng hợp sẽ nhạy cảm nhất vì có hai cơ hội tương tác. Thức ăn luôn chứa một số loại đường hòa tan, với độ ẩm vừa đủ, có thể tạo ra các loại đường khử như đường glucose. Sucrose và glactose, khi được thêm vào làm chất tạo ngọt hoặc coi như một nguồn năng lượng, có thể là nguồn tạo ra các loại đường khử tương ứng vì chúng dễ bị thủy phân trong quá trình nghiền. Vấn đề chính của phản ứng Maillard là cơ chế phản hồi tự động. Một khi nó đã bắt đầu thì sẽ không dừng lại. Vì vậy, chúng ta chỉ có thể giảm tốc độ của nó. Do đó, nên khuyến cáo bảo quản thức ăn ở nơi khô, mát và tối.

Lời khuyên đưa ra

Nếu nhà máy của bạn sản xuất sản xuất thức ăn viên thì vấn đề đầu tiên cần quan tâm là 5 vấn đề được đề cập trong bài viết này

Điều kiện ép viên càng bất lợi thì càng cần phải chú ý đến các yếu tố và nguyên liệu, đặc biệt là phụ gia thức ăn chăn nuôi

Chúng ta không nên chỉ đơn thuần cho rằng các nhà cung cấp phụ gia đã quan tâm đầy đủ đến khía cạnh này. Chúng ta nên thảo luận với họ về điều kiện ép viên cụ thể và yêu cầu một bảng kết quả về lượng còn lại sau ép viên. Từ đó, ta có thể bổ sung nhiều các chất phụ gia mong muốn hơn hoặc chuyển sang sản phẩm ổn định hơn hay bỏ sản phẩm phụ gia này cho sản phẩm phẩm phụ gia khác có tác dụng tương tự. 

 

Nguồn: Feed Strategy

Biên dịch: Acare Team

Lượt xem 150

2016 – 2024 ACARE VIETNAM ALL RIGHTS REVERSED